Ôtô lâu ngày không dùng, kiểm tra bảo dưỡng như thế nào?

Có những lúc ôtô phải nằm trong bãi lâu không được sử dụng. Vì vậy, kiểm tra bảo dưỡng để chiếc xe luôn trong tình trạng thật tốt là việc hết sức cần thiết.

Ôtô để lâu ngày không sử dụng cần được xem xét, kiểm tra nhanh 4 hạng mục sau đây để đảm bảo xe có thể vận hành bình thường và không gặp các sự cố nguy hiểm khi đang lưu thông trên đường.

Dầu (nhớt) động cơ

Tuy động cơ không làm việc nhưng dầu bôi trơn để lâu ngày vẫn có thể bị giảm chất lượng. Lý do là vì dầu bị hấp thụ hơi ẩm và tiếp xúc với các chi tiết cặn bẩn bên trong động cơ, từ đó khả năng bôi trơn và giải nhiệt không còn tốt. Đối với ôtô đã hơn 6 tháng không hoạt động, tốt nhất nên mang đến các trung tâm dịch vụ để thay dầu mới trước khi sử dụng xe.

Kiểm tra dầu (nhớt) động cơ.

Kiểm tra dầu (nhớt) động cơ.

Lốp xe

Áp suất lốp sẽ giảm dần trong thời gian xe đậu một chỗ không di chuyển. Vì vậy chủ xe cần kiểm tra tình trạng các bánh xe, cũng như bơm lốp đủ áp suất để xe có thể vận hành bình thường. Có thể sử dụng các bộ bơm lốp ôtô cầm tay để thực hiện, cần chú ý thông số áp suất được nhà sản xuất khuyến cáo để bơm cho phù hợp.

Giống như khi ta dùng tay bẻ uốn cong một vật nào đó, mặt trong bị ép lại, trong khi mặt ngoài căng ra, tới một giới hạn sẽ hình thành vết nứt, áp suất lốp giảm xuống một mức nhất định làm trọng lượng xe đè lên lốp khiến chúng bị nứt, nếu lốp cao su đang bị tha hoá thì hiện tượng sẽ xảy ra nhanh hơn.

Nên dùng trụ đỡ đặt ở 4 góc và nâng xe lên cao và do công việc này khá vất vả nên bạn chỉ thực hiện khi cần bảo dưỡng hay không sử dụng xe trong thời gian dài.

Đừng để lốp bị xẹp

Đừng để lốp xe bị xẹp.

Hệ thống điện

Đối với ôtô lâu ngày không sử dụng, bình ắc-quy có thể bị hư hại, mất khả năng sạc lại hoặc giảm điện thế khiến xe không thể khởi động.

Nếu gặp phải trường hợp này có thể nhờ một xe khác câu bình đề nổ động cơ, sử dụng các bộ kích bình di động được bán trên thị trường hoặc thay thế ắc-quy mới để chiếc xe có thể vận hành ổn định và an toàn.

Sau 2 tuần không sử dụng bạn nên khởi động lại xe để động cơ làm việc trong khoảng 15 phút, sẽ có hai lợi ích gồm bảo quản ắc-quy tốt và tăng độ bền cho động cơ và các phần tử khác.

Ngoài ra, trước khi cho xe vận hành cần phải kiểm tra một loạt các chi tiết trong hệ thống điện của xe có hoạt động bình thường hay không: đèn chiếu sáng, đèn hậu, đèn xi-nhan, cần gạt mưa, còi...

Chú ý đến bình ắc-quy và hệ thống điện của xe

Chú ý đến bình ắc-quy và hệ thống điện của xe

Bị cắn phá hoặc rò rỉ

Ôtô đậu một nơi trong thời gian dài có thể là môi trường tốt để chuột và sâu bọ phát triển, cắn phá dẫn đến hư hỏng đường dây điện hoặc các phụ tùng khác. Dưới nắp ca-pô, cabin, cốp xe là những nơi dễ bị phá hoại nhất.

Để phòng tránh triệt để hiện tượng này, bạn có thể dùng bông gòn hay vải mềm bịt kín các khe hở mà chuột và gián có thể chui qua như ống xả, cửa hút gió...

Chuột và sâu bọ xâm nhập

Chuột và sâu bọ xâm nhập

Cần phải kiểm tra bên trong khoang động cơ, dưới gầm xe có các mảnh nhựa, vụn dây điện cũng như các dấu hiệu của chuột như xương, rác hay không. Nếu có, nhiều khả năng xe của bạn cần kiểm tra kỹ hơn để đảm bảo an toàn khi vận hành.

Về cửa kính, bạn nên đóng vừa khít và chừa một khe hở thật nhỏ để lưu thông không khí giữa môi trường bên ngoài và không gian bên trong xe, tránh đóng thật chặt cửa kính và cũng không nên chừa khe hở quá lớn vì sâu bọ có thể xâm nhập.