Những tính năng an toàn cần có trên ôtô của bạn

Trang bị các tính năng an toàn trên xe hơi ngày càng được nhà sản xuất chú trọng đầu tư nhằm hỗ trợ vận hành cũng như đảm bảo an toàn cho người lái và cả những hành khách trong chuyến đi.

Hệ thống chống bó cứng phanh ABS

Phanh là một trong những bộ phận quan trọng giúp giảm tốc độ hoặc dừng hẳn chuyển động của xe ô tô. Tuy nhiên, nếu phanh gấp ô tô thường xảy ra hiện tượng bó cứng phanh xảy ra. Điều này khiến bánh xe sẽ rơi vào trạng thái ngừng quay đột ngột, dẫn đến sự cố xe bị trượt dài, mất lái, tai nạn.

Hệ thống ABS

Hệ thống chống bó cứng phanh ABS giúp xe không bị mất kiểm soát khi phanh gấp

Hệ thống chống bó cứng phanh – Anti-Lock Brake System (ABS) ra đời để khắc phục tình trạng bó cứng phanh này. Nhờ vậy, xe có thể dừng lại một cách dễ dàng và người lái hoàn toàn vẫn giữ được sự kiểm soát xe.

Tác dụng hệ thống chống bó cứng phanh ABS là khi phát hiện tốc độ quay của một hay nhiều bánh xe bất ngờ giảm so với các bánh xe còn lại, bằng cách liên tục đóng hoặc mở van, hệ thống phanh ABS sẽ giúp hệ thống điều chỉnh áp lực phanh tới má phanh tương ứng.

Hệ thống phân bổ lực phanh điện tử EBD

Bên cạnh hệ thống chống bó cứng phanh ABS, các hãng sản xuất xe hơi còn nghiên cứu thành công công nghệ phân bổ lực phanh điện tử Electronic Brakeforce Distribution (hay còn gọi tắt là EBD).

Hệ thống này được kết hợp với hệ thống ABS với mục đích lấy tín hiệu tốc độ vòng quay của từng bánh xe, sau đó hỗ trợ đưa áp suất dầu phanh trên từng bánh xe đến một mức độ hợp lý. Đáp ứng từng điều kiện mặt đường trên mỗi bánh.

Hệ thống phân bổ lực phanh điện tử EBD

Hệ thống phân bổ lực phanh điện tử EBD

Túi khí an toàn

Hầu hết xe ô tô đều được trang bị túi khí an toàn. Hệ thống túi khí an toàn được xem là một trong những trang bị an toàn xe hơi cơ bản nhất, không thể thiếu. Nguyên lý hoạt động của túi khí là sử dụng một kíp nổ nhỏ tạo ra một lượng khí cực lớn chỉ trong một khoảng thời vô cùng ngắn, có thể nói là chớp nhoáng để làm bung túi khí.

Vậy túi khí ô tô được kích hoạt thế nào? Theo đó, các cảm biến nhận diện va chạm đặt trong xe khi nhận biết va chạm sắp xảy ra sẽ kích hoạt các kíp nổ túi khí. Túi khí sẽ bung ra ngay khi va chạm xảy ra, trước khi cơ thể của người sử dụng xe bị dồn về phía trước. Túi khí có thể giúp tỉ lệ tử vong của hành khách giảm đến 13%.

Thông thường túi khí được đặt ở hai ghế đầu

Thông thường túi khí được đặt ở hai ghế đầu

Hiện tại, hầu hết các mẫu xe ô tô dù là  giá rẻ như xe sedan hạng A, hạng B trên thị trường Việt Nam cũng đều được nhà sản xuất trang bị ít nhất 2 túi khí cho ghế lái và ghế phụ, một số phiên bản cao cấp được trang bị 6 đến 7 túi khí.

Xem thêm: Những lưu ý khi lái xe vào ban đêm

Camera lùi

Ngay cả khi một số mẫu xe ô tô đã được trang bị sẵn bộ phận cảm biến lùi để hỗ trợ lùi xe thì camera lùi vẫn rất cần thiết. Lý do là bởi việc quan sát trực quan sẽ giúp người điều khiển xe cảm thấy tự tin, tăng khả năng quan sát và phán đoán nhiều so với các cảm biến, từ đó giúp việc lùi xe, đậu đỗ diễn ra nhanh chóng và an toàn hơn.

Hệ thống cảm biến hỗ trợ lùi xe luôn có một số điểm mù nhất định, chính những điểm mù này đã tăng khả năng xảy ra va chạm. Trong khí đó việc quan sát trực tiếp bằng các camera góc rộng giúp hỗ trợ khả năng quan sát bao quát hơn khá nhiều.

Chính vì vậy, việc trang bị camera lùi tích hợp trên gương hậu hay màn hình trung tâm là khá cần thiết. Ngày nay, nhiều mẫu xe phổ thông đã được trang bị sẵn hệ thống camera lùi cho xe.

Camera lùi rất cần thiết cho xe ô tô

Camera lùi rất cần thiết cho xe ô tô

Với những xe không được trang bị sẵn camera lùi, người dùng có thể tự mua trang bị thêm. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại camera lùi khác. Điều này khiến không ít người phân vân không biết nên lắp camera lùi loại nào.

Theo kinh nghiệm mua camera lùi, người dùng nên chọn mua camera có thương hiệu – nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, nên ưu tiên các sản phẩm có giá từ 1 triệu đồng trở lên (không nên mua camera lùi giá quá rẻ)…